Băng tải là thiết bị dùng để phục vụ cho việc vận chuyển các nguyên vật liệu, sản phẩm cho các nhà máy, khu sản xuất. Để đảm bảo quá trình sản xuất được liền mạch thì hệ thống băng tải phải được bảo trì và sửa chữa thường xuyên. Cơ khí Hoàng Quân sẽ cùng bạn tìm hiểu phương pháp sửa chữa băng tải hiệu quả nhé.
Lý do cần bảo trì, sửa chữa băng tải?
Hệ thống băng tải của các doanh nghiệp sẽ hoạt động khác nhau tùy vào đặc điểm sản xuất của nơi đó. Tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là khi băng tại bị hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ sản xuất và rất nhiều hậu quả khác. Sau đây là những lý do bạn cần bảo trì và tiến hành sửa băng tải thường xuyên.
Tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp
Băng tải là tài sản nằm trong vốn đầu tư của doanh nghiệp chính. Bảo trì băng tải chính là bảo vệ vốn và tài sản của công ty. Nếu để băng tải bị hư hỏng thường xuyên sẽ làm tăng thêm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Giảm tỷ lệ hao mòn thiết bị
Bảo trì băng tải định kỳ sẽ giúp giảm tỷ lệ hao mòn thiết bị. Điều chỉnh, hiệu chỉnh từng bộ phần của băng tải chính là phương pháp tốt nhất để tránh việc hư hỏng băng tải. Sử dụng đúng cách, đúng năng suất cũng sẽ giúp thiết bị bền bỉ hơn.
Đảm bảo an toàn lao động
Các vấn đề xảy ra khi băng tải hoạt động như đá chèn giữa dây đai, con lăn, thực phẩm kẹt giữa các bộ phận,.. sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn lao động. Việc bảo trì thường xuyên sẽ giúp hạn chế rủi ro về các tai nạn có thể xảy ra.
Các vấn đề mà hệ thống băng tải thường gặp
Những vấn đề thường gặp trong quá trình băng tải hoạt động như:
- Con lăn truyền động không được điều chỉnh đúng cách dẫn đến dây đai bị xoắn và hư bộ truyền động.
- Ổ trục xích không đủ trơn khiến các trục xích bị ma sát mạnh dẫn đến phá hỏng hệ thống.
- Băng tải bị bụi bẩn và dính các chất lỏng mài mòn gây giảm hiệu suất.
- Băng tải phải vận chuyển khối lượng sản phẩm lớn dẫn đến quá tải.
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác cần được kiểm tra và sửa chữa kịp thời để tránh dây chuyền sản xuất bị trì trệ.
Quy trình bảo trì, sửa chữa băng tải đúng cách
Để việc bảo trì, sửa chữa đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp nên tham khảo quy trình sau đây.
Bước 1: Kiểm tra cơ cấu căng băng
Kiểm tra cơ cấu căng băng là bước cơ bản nhất trong quy trình sửa băng tải. Bộ phận này sẽ đảm bảo cho độ căng và điều chỉnh băng tải. Cần đảm bảo băng tải có độ căng hợp lý, không bị dãn hay bị đứt.
Bước 2: Bôi trơn động cơ
Động cơ cần được bôi trơn để tăng lực kéo và giảm lực ma sát. Nên bôi trơn bằng các loại dầu mỡ chuyên dụng để tăng hiệu quả và chống bào mòn tốt nhất.
Bước 3: Vệ sinh băng tải
Khi băng tải bị bụi bẩn nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến năng xuất hoạt động của dây chuyền. Trong môi trường sản xuất sẽ thường có các loại bụi bẩn và các chất ăn mòn sẽ làm cho hệ thống bị giảm tuổi thọ dẫn đến hư hỏng về sau.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng dây băng
Kiểm tra tính ổn định của dây chuyền cũng là bước rất quan trọng khi sửa chữa băng tải. Dây băng cần phải chạy chính tâm không lệch, không bị vặn xoắn, giãn. Và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trên mặt băng không có bất kỳ vật cản nào.
Những phương pháp sửa băng tải hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp sửa chữa băng tải hiệu quả thường được sử dụng.
Lưu hóa
Lưu hóa là phương pháp sử dụng nhiệt, thời gian và áp lực để nối lại dây đai. Phương pháp lưu hóa sẽ thường được dùng cho các loại băng tải làm từ cao su hay nhựa dẻo.
Đây là phương pháp rất đáng tin cậy giúp dây đai trở lại độ bền ban đầu. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không nên áp dụng phương pháp này vì vấn đề vệ sinh an toàn.
Sử dụng chốt kim loại
Chốt kim loại được ưa chuộng vì rất dễ sử dụng. Đây là lựa chọn tốt nhất để sửa chữa các loại dây đai phi thực phẩm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên là giải pháp tạm thời trước khi dây đai được lưu hóa hoặc thay thế vì nó tiềm ẩn những nguy cơ lớn về an toàn thực phẩm.
Bảo dưỡng lạnh
Bảo dưỡng lạnh là một phương pháp rất ít được dùng. Theo phương pháp này bề mặt sẽ được liên kết bằng xi măng tạo từ hợp chất gốc và chất đóng rắn. Các doanh nghiệp chỉ sử dụng phương pháp bảo dưỡng lạnh trong trường hợp không thể lưu hóa. Nhược điểm lớn nhất của bảo dưỡng lạnh là tốn thời gian và yêu cầu cao.
=>> Xem thêm bài viết khác:
- Hướng dẫn cách chỉnh băng tải bị lệch đơn giản, hiệu quả
- Tìm hiểu quy trình thiết kế băng tải
Một số vấn đề hư hỏng thường gặp
Mặc dù băng tải mang đến nhiều giá trị lợi ích vượt trội tuy nhiên đôi lúc vẫn xảy ra một số trục trặc. Nó làm giảm tiến độ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài vấn đề thường gặp của băng tải.
Chọn không đúng loại con lăn cho băng tải
Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều loại con lăn băng tải khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn lựa con lăn phù hợp. Nếu bạn chọn sai sẽ phải mất kha khá tiền để sửa chữa băng tải. Vì vậy khi mua con lăn bạn nên tìm hiểu các tính chất và ứng dụng của từng loại con lăn để sử dụng đúng mục đích.
Ví dụ: đối với con lăn sắt thường không được dùng cho hệ thống băng tải trong hầm mỏ do con lăn sẽ bị ăn mòn bởi các hóa chất từ vật liệu truyền động hay không dùng con lăn nhựa cho hệ thống băng tải tải hàng nặng với trọng lượng lớn sẽ gây ra vỡ, hoặc nứt con lăn…
Không vệ sinh, bảo dưỡng cho con lăn thường xuyên
- Bạn nên vệ sinh con lăn băng tải 1 cách thường xuyên, nếu không được tra mỡ đúng định kỳ thì sẽ rất dễ bị hỏng. Giống như chiếc xe máy bạn di chuyển hàng ngày, sử dụng nó nhưng bạn không thay nhớt, cacbon định kỳ sẽ rất dễ hư và mất khá nhiều tiền để sửa chữa. Con lăn băng tải cũng vậy chúng được sử dụng nhiều và lâu nên sẽ dễ bị oxi hóa, khô ổ bi hoặc hoạt động trong môi trường khắc nghiệt sẽ dễ dẫn đến bị kẹt hay phát ra tiếng kêu lớn trong quá trình vận hành.
- Khi xảy ra các sự cố nếu không sửa chữa băng tải 1 cách kịp thời không chỉ làm hỏng 1 con lăn mà nó còn làm hỏng cả hệ thống vận hành, dễ dẫn đến hư hỏng hàng hóa đang vận chuyển. Do đó, bạn nên thực hiện vệ sinh hệ thống vận chuyển và bộ phận con lăn để ngăn ngừa được các biến cố đáng tiếc xảy ra.
Băng tải bị rách rách
- Chu kỳ băng tải hoạt động ngắn bắt đầu xuất hiện lực căng băng tải không đều.
- Các băng tải có để đảo ngược lẫn lộn do sự chồng chéo trên và dưới.
- Các sản phẩm vận chuyển như than, đá vật sắc nhọn làm băng tải bị thủng hoặc rách.
- Ma sát quá mức khi vận chuyển các hàng nặng tạo ra vết mỏng và từ từ dẫn đến rách.
Trầy xước lớp nhựa trên bề mặt
- Con lăn bị hỏng khi quay làm rách mặt băng tải.
- Do khi làm vệ sinh (quét hoặc lau chùi bằng vật cứng).
- Quy trình vận hành không đúng theo yêu cầu.
- Lớp lót mảng dẫn và khoảng cách băng tải không phù hợp dẫn đến hao mòn hoặc trầy xước.
- Tốc độ máng dòng chảy và tải nguyên liệu không phù hợp làm cho bề mặt cao su mòn nhanh.
Dùng con lăn không rõ nguồn gốc
Để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp chấp nhận sử dụng các loại con lăn nhập lậu, không rõ nguồn gốc hay những sản phẩm đã được sửa chữa, chất lượng kém. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển, chưa kể sẽ phải tốn thêm chi phí để sửa chữa băng tải.
Đối với hệ thống quan trọng trong quá trình sản xuất, bạn không nên chủ quan trong việc lựa chọn con lăn. Doanh nghiệp cần phải xác định đây là khoảng mà không nên tiết kiệm vì khi mua các sản phẩm trôi nổi sẽ gặp nhiều sự cố gây thiệt hại nặng hơn. Chính vì lí do đó, doanh nghiệp nên sử dụng những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có uy tín và chất lượng tốt.
Lời kết
Trên đây là quy trình sửa chữa băng tải chi tiết cũng các phương pháp thường được sử dụng nhất. Trong quá trình sử dụng băng tải cần được bảo trì thường xuyên để tránh việc ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất nhé.