Băng tải hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Có rất nhiều loại băng tải khác nhau để phù hợp với từ quy mô sản xuất, loại hàng hóa. Cơ Khí Hoàng Quân sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình thiết kế băng tải cũng như những quy chuẩn cần biết nhé!

Phương pháp thiết kế băng tải
Phương pháp chế tạo băng tải dựa trên công nghệ chế tạo các cụm chi tiết như:
- Cụm khung đỡ, chân đế.
- Cụm trục tang băng tải, trục đỡ nhánh bị động.
- Cụm cái tang dẫn động.
- Các chi tiết hộp che bộ truyền.
- Các chi tiết tiêu chuẩn như bu lông, đai ốc, ổ bi,...
Băng tải sẽ được thiết kế theo nguyên lý cấu tạo của băng tải thiết kế và tính toán theo các thông số kết cấu. Các thông số động học, hình học được tính toán đặc trưng cho độ bền của băng tải. Quy trình tính toán thiết kế băng tải sẽ bao gồm.
- Tính toán chiều rộng của băng tải
- Tính toán vận tốc của băng tải.
- Xác định công suất dẫn động băng tải.
- Xác định lực kéo phân bố trên dây băng tải.
- Chọn chất liệu dây băng tải phù hợp.
- Tính toán kết cấu và bố trí của accs puly, con lăn.

Các tiêu chuẩn thiết kế băng tải
Khi thiết kế băng tải bạn cần phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn sau đây như:
- Tuân thủ yêu cầu TCVN 2290 - 78 về thiết kế băng tải.
- Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật riêng của từng loại băng tải.
- Các loại băng tải chuyên dụng cho những sản phẩm, vật phẩm nóng cần được che kín và có vách ngăn. Nhiệt độ tối đa của vỏ bao che và vách ngăn là 45 độ C.
- Những loại băng tải vận chuyển các vật phẩm bốc hơi hay gây bụi thì cần được đóng kín hoàn toàn hoặc phải lắp các thiết bị hút hay dập bụi.
- Băng chuyền vận tải các vật ướt phải cần thiết kế thêm phần vỏ hoặc tấm che để bảo vệ công nhân không bị nước bắn vào người.

Quy trình thiết kế băng tải đúng chuẩn
Quy trình thiết kế bằng tải sẽ bao gồm 8 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chọn loại băng tải
Lựa chọn loại băng tải là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình thiết kế hệ thống băng tải. Nên dựa vào đặc điểm loại hòa hóa cần vận chuyển và quy mô doanh nghiệp để lựa chọn loại băng tải phù hợp.
Ví dụ, nếu hàng hóa cần vận chuyển có trọng lượng lớn nên lựa chọn loại băng tải cao su hoặc xích. Những doanh nghiệp cần vận chuyển các loại thực phẩm thì nên chọn băng tải PVC.

Bước 2: Tính toán kích thước băng tải
Dựa vào năng suất tính toán và năng suất yêu cầu mà bạn tính toán độ dài của băng tải sao cho phù hợp. Tính toán kích thước băng tải sẽ giúp cho quá trình vận chuyển vật liệu không bị rơi và giúp băng tải có tuổi thọ cao hơn, ít bị hư hại.

Bước 3: Chọn vận tốc băng tải
Vận tốc băng tải sẽ ảnh hướng đến năng suất hoạt động và điện năng tiêu thụ nên cần được tính toán kỹ lưỡng.
Bước 4: Lựa chọn động cơ
Tùy thuộc vào vận tốc yêu cầu mà bên sản xuất sẽ lựa chọn động cơ phù hợp. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thiết kế băng tải vì nó quyết định đến hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống.

Bước 5: Lựa chọn dây belt băng tải
Chất liệu làm dây belt băng tải sẽ phải được lựa chọn phù hợp với môi trường hoạt động. Các vật liệu thường được sử dụng như: Day Belt PVC, Pu, xích,...Mỗi loại sẽ có những đặc điểm phù hợp với từng loại sản phẩm vận chuyển và yêu cầu khác nhau.
Bước 6: Thiết kế bộ phận đỡ
Bộ phận đỡ là con lăn hoặc tấm đỡ sẽ tùy thuộc vào chiều dài băng tải yêu cầu. Bộ phận đỡ sẽ đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động trơn tru và bền bỉ.
Bước 7: Tính toán các tang dẫn động, tang bị động
Xác định loại băng tải và đường kính tang để đảm bảo băng chuyền có kết cấu nhỏ gọn và bền bỉ nhất.
Bước 8: Tính toán bộ truyền động
Tính toán bộ truyền động, độ bền, ổ lăn dựa trên lý thuyết truyền động, cơ khí và sức bền của vật liệu.

Các thiết bị hỗ trợ thiết kế hệ thống băng tải
Để có thể thiết kế những hệ thống băng tải hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu chúng ta cần phải có các loại máy gia công và dụng cụ đo chuyên dụng như:
Máy gia công chế tạo
Máy gia công chế tạo cần có khi thiết kế hệ thống băng tải như:
- Các loại máy gia công cắt gọt như máy khoan, máy mài, máy cắt, máy tiện, máy phay, mát chấn,...
- Các loại máy ghép nối như máy hàn hồ, máy hàn max,..
- Những loại máy nâng như palang, cổng trục chuyển,...
- Các loại máy cắt tay, đánh bóng, máy bắn ốc, bulong,...
Các dụng cụ đo
Các loại dụng cụ đo cần có khi thiết kế băng chuyền như:
- Các loại thước kẹp, panme, thước cuộn, thước vuông, thước eke,... có độ chia nhỏ đến 1mm.
- Đo các thông số động học như đồng hồ đo thời gian, đồng hồ do vòng quay.
- Do thông số động lực học như đồng hồ đo công suất.
- Do điện áp như đồng hồ điện.

=>> Xem thêm thông tin liên quan:
- Băng tải là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải
- Các loại băng tải công nghiệp thông dụng hiện nay
Một vài lưu ý trong thiết kế băng chuyền
Trong quy trình thiết kế băng tải thì bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Khi chọn loại băng tải chuyển hướng thì nên cân nhắc và tính toán thật kỹ để quá trình vận chuyển có thể diễn ra liên tục
- Băng tải cần được lắp đặt ở những vị trí thoáng mát, rộng rãi tránh các loại bụi bẩn, hóa chất gây hại.
- Lựa chọn các loại vật liệu phù hợp để hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Kích thước băng tải phải phù hợp với không gian và mục đích sử dụng.

Lời kết
Trên đây là những quy định và tiêu chuẩn chung cho quá trình thiết kế băng tải. Để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng thì các doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị thiết kế băng chuyền uy tín. Hy vọng bài viết của Cơ Khí Hoàn Quân đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.