Bàn nâng là thiết bị được sử dụng phổ biến để di chuyển hàng hoá hoặc hỗ trợ con người di chuyển tới các độ cao nhất định. Do đó mà bàn nâng là thiết bị thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động. Trong bài viết này, hãy cùng Cơ Khí Hoàng Quân tìm hiểu rõ hơn về quy trình kiểm định bàn nâng chuẩn nhất hiện nay!
Kiểm định bàn nâng là gì?
Kiểm định bàn nâng, sàn nâng là loại hoạt động kiểm định nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn được quy định. Mục đích là để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, phòng tránh các rủi ro xảy ra.
Có 3 thời điểm cần kiểm định bàn nâng, đó là:
-
Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định sau khi hoàn thành lắp đặt bàn nâng, trước khi đưa thiết bị vào sử dụng.
-
Kiểm định định kỳ: Là hoạt động tái kiểm định sau khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước.
-
Kiểm định bất thường: Là chế độ kiểm định không quy định trước thời gian. Thường được kiểm định sau khi trải qua cải tạo, sửa chữa lớn, gặp phải các sự cố đã được khắc phục xong, thay đổi vị trí lắp đặt hoặc đã ngưng sử dụng trên 12 tháng.
Tại sao phải kiểm định an toàn bàn nâng?
Kiểm định bàn nâng là hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật. Việc kiểm định bàn nâng sẽ đảm bảo an toàn cho người trực tiếp vận hành sản phẩm và môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, việc kiểm định này còn đảm đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
Vậy, việc kiểm định bàn nâng là một loại kiểm định cần thiết và bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của luật pháp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn lao động.
Các tiêu chuẩn kiểm định sàn nâng
Một số tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong kiểm định sàn nâng:
-
QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ.
-
QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định về kỹ thuật an toàn của bàn nâng.
-
TCVN 4244:2005, Tiêu chuẩn cho thiết bị nâng thiết kế, chế tạo, kiểm tra kỹ thuật.
-
TCVN 5206:1990, Tiêu chuẩn cho máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
-
TCVN 5207:1990, Tiêu chuẩn cho máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
-
TCVN 5209:1990, Tiêu chuẩn cho máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
-
TCVN 5179:90, Tiêu chuẩn cho máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
-
TCVN 9358:2012, Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.
-
BSEN 1570:1998 + A2:2009 Safe requirements for lifting table (Yêu cần an toàn đối với bàn nâng)
Thiết bị hỗ trợ kiểm định kỹ thuật bàn nâng
Các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ kiểm định cũng cần phải đạt chuẩn theo quy định. Một vài thiết bị hỗ trợ kiểm định sàn nâng bao gồm:
-
Máy thuỷ bình.
-
Tốc độ kế (máy đo tốc độ).
-
Thiết bị đo khoảng cách.
-
Dụng cụ kiểm tra kích thước hình học.
-
Tải dùng để nâng
-
Thiết bị đo điện trở cách điện.
-
Thiết bị đo điện trở tiếp địa.
-
Thiết bị đo điện vạn năng.
-
Ampe kìm.
Điều kiện kiểm định an toàn bàn nâng
Để tiến hành kiểm định, thiết bị phải đảm bảo được các điều kiện sau:
-
Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng để kiểm định, hoàn thiện và không hư hỏng.
-
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu của thiết bị.
-
Đảm bảo các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
-
Phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động để vận hành thiết bị.
Quy trình kiểm định bàn nâng đúng kỹ thuật
Trước khi tiến hành kiểm định, tổ chức kiểm định và cơ sở cần phối hợp và thống nhất về kế hoạch kiểm định. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ điều kiện phục vụ cho hoạt động kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
-
Tiến hành kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, lắp đặt bàn nâng, sàn nâng.
-
Xem xét, kiểm tra bản vẽ, lý lịch của thiết bị.
-
Kiểm tra nhật ký ghi chép vận hành, bảo trì, sửa chữa.
-
Hồ sơ kiểm định lần trước.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài
-
Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện điều khiển, bảng hướng dẫn sử dụng, hàng rào bảo vệ, khoảng cách và các biện pháp an toàn.
-
Kiểm tra mức độ phù hợp của các bộ phận thiết bị, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ.
-
Kiểm tra lần lượt và toàn bộ cơ cấu, bộ phận của bàn nâng. Đặc biệt chú trọng đến các bộ phận và chi tiết như kết cấu kim loại của khung chịu lực, mặt sàn. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
-
Kiểm tra puly, trục, cáp và các chi tiết cố định.
-
Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thuỷ lực: xilanh, đường ống không bị biến dạng, không rò rỉ dầu.
-
Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện.
-
Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật
Bàn nâng sẽ được kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm ở các chế độ sau:
-
Thử không tải để kiểm tra hoạt động của cơ cấu nâng hạ. Kiểm tra các thiết bị an toàn, phanh, hãm, hệ thống dẫn động và điều khiển.
-
Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL, độ cao của sàn khi thử nhỏ hơn hoặc bằng 200mm kể từ vị trí hạ thấp nhất của sàn, thời gian duy trì tải thử là 10 phút.
-
Thử tại động ở mức 110%SWL và thử toàn bộ hành trình hoạt động.
Những nội dung thử nêu trên phải được thực hiện không ít hơn 3 lần.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
-
Sau khi kết thúc quy trình kiểm tra, kiểm định viên sẽ lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của bàn nâng và sẽ được dán tem kiểm định nếu đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn, tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
-
Với kết quả kiểm định đạt, đơn vị kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả cho đơn vị sử dụng.
-
Với kết quả kiểm định không đạt, đơn vị kiểm định có trách nhiệm yêu cầu đơn vị vận hành, sử dụng bàn nâng khắc phục, sửa chữa và bảo trì thiết bị.
Thời hạn kiểm định bàn nâng hạ hàng hóa
Thời hạn kiểm định sàn nâng định kỳ không quá 02 năm. Tuy nhiên, đối với sàn nâng có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
Trường hợp nhà chế tạo đưa ra quy định hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì sẽ thực hiện theo quy định và yêu cầu đó.
Khi rút ngắn thời hạn kiểm định cần phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Nếu thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì bắt buộc phải thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
=>> Xem thêm bài viết khác: Ưu nhược điểm của sàn nâng cơ khí
Chi phí kiểm định bàn nâng, sàn nâng
Chi phí kiểm định, bàn nâng, sàn nâng đã được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của sàn nâng, bàn nâng.
Máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động |
Đơn vị |
Mức giá (đồng) |
|
Hạng mục |
Đặc tính kỹ thuật |
Trung tâm kiểm định có thẩm quyền |
|
Máy vận thăng nâng hàng, nâng hàng kèm người, nâng người; Sàn nâng người, nâng hàng |
Tải trọng nâng dưới 3 tấn |
Trung tâm kiểm định có thẩm quyền |
Liên hệ |
Tải trọng nâng từ 3 tấn trở lên |
Trung tâm kiểm định có thẩm quyền |
Liên hệ |
|
Nâng hạ hàng hóa có kèm người |
Trung tâm kiểm định có thẩm quyền |
Liên hệ |
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào số lượng, chủng loại mà chi phí kiểm định sàn nâng có thể thay đổi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về quy trình kiểm định bàn nâng.
Cơ Khí Hoàng Quân với hơn 4 năm hoạt động và phát triển cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. Chúng tôi tự hào là một trong những công ty chuyên sản xuất, thiết kế và chế tạo các loại thiết bị hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ HOÀNG QUÂN
Địa chỉ: 288/10 Dương Đình Hội, P. Phước Long B, Tp, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ xưởng SX: 179 Nguyễn Thái Học, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, T.Đồng Nai
Hotline: 0975 953 774
Email: hoangquandona@gmail.com