Bàn nâng thủy lực là thiết bị không còn quá xa lạ đối với các lĩnh vực yêu cầu công tác vận chuyển hàng hóa trọng lượng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác cấu tạo bàn nâng thủy lực cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị này ra sao. Hãy cùng Cơ Khí Hoàng Quân tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!
Bàn nâng thủy lực là gì?
Bàn nâng thủy lực (hay bàn nâng cơ khí) là thiết bị dùng để nâng hạ hàng hóa trọng lượng lớn. Bằng cách bơm thủy lực lên các thanh xilanh, mặt bàn có thể được đẩy lên cao hoặc hạ xuống thấp theo nhu cầu của người dùng. Thiết bị có thể thực hiện nâng hạ với tải trọng từ 1 tấn cho đến vài chục tấn, thích hợp nâng hạ hàng hóa, máy móc nguyên khối.
Hiện nay, bàn nâng thủy lực được ứng dụng phổ biến để:
-
Vận chuyển đồ vật, tủ kệ, bàn ghế kích thước lớn và cồng kềnh.
-
Sử dụng tại các gara để nâng hạ xe máy, xe ô tô phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
-
Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, luyện kim,... Chủ yếu dùng nâng hạ các thùng hàng, linh kiện, thiết bị có kích thước và trọng lượng lớn.
Cấu tạo bàn nâng thủy lực kèm bản vẽ chi tiết
Bàn nâng thủy lực có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính cùng nhiều chi tiết nhỏ khác. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau và kết hợp với nhau để tạo nên thiết bị bàn nâng hoàn chỉnh. Dưới đây là mô tả cấu tạo kèm bản vẽ bàn nâng thủy lực chi tiết.
Mặt bàn nâng
Thiết bị được sử dụng cho mục đích nâng hạ hàng hóa khối lượng lớn, do đó mặt bàn nâng thủy lực cần được thiết kế chắc chắn, ổn định. Mặt bàn nâng thường là mặt phẳng hình chữ nhật, được làm bằng thép hoặc các vật liệu kim loại có độ chắc chắn, chịu lực cao. Bên trên bề mặt được phủ một lớp sơn tĩnh điện, có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét.
Khung thủy lực
Khung thủy lực (hay bộ khung nâng) là bộ phận đảm bảo sự an toàn của toàn bộ bàn nâng trong quá trình hoạt động. Do đó, các liên kết của phần khung nâng phải được tính toán cẩn thận và lắp đặt kỹ càng để đáp ứng yêu cầu về tải trọng nâng. Khi thiết bị hoạt động, bộ khung nâng sẽ chuyển động lên xuống bằng cách tạo kết cấu khung hình chữ X, giúp nâng hạ mặt bàn một cách linh hoạt.
Bộ phận thủy lực
Bộ thủy lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cấu tạo bàn nâng thủy lực. Bộ phận này được xem là trung tâm của bàn nâng thủy lực, bao gồm một xilanh thủy lực đặt bên trong một ống kim loại. Một đầu xilanh gắn với các thanh nâng, đầu còn lại sẽ nối với cần bơm. Khi thiết bị hoạt động, chất lỏng thủy lực sẽ được bơm vào bên trong ống kim loại, tạo ra lực đẩy giúp piston di chuyển lên hoặc xuống.
Hệ thống bánh xe
Bộ phận không thể thiếu của bàn nâng hạ thủy lực đó chính là hệ thống bánh xe. Các bánh xe thực hiện chức năng di chuyển bàn nâng từ vị trí này đến vị trí khác. Đồng thời hệ thống bánh xe cũng có tác dụng chịu lực cho trọng lượng nâng phía trên. Do vậy mà bánh xe bàn nâng thường được làm từ các vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt như: cao su, nilon hoặc PU,... Bánh xe cũng được thiết kế linh hoạt để dễ dàng di chuyển bàn nâng thủy lực qua các địa hình khác nhau.
Một số bộ phận khác
Bộ phận cấu tạo bàn nâng thủy lực đóng vai trò quan trọng không kém đó chính là van điều khiển. Đó có thể là chân đạp (còn gọi là chân kích nâng) hoặc một bộ điều khiển điện tử. Bộ phận này được sử dụng để kích nâng hoặc hạ trục piston, từ đó giúp hệ thống bàn nâng hoạt động.
Ngoài ra, bàn nâng cũng được gắn thêm khung tay cầm kết hợp hệ thống phanh đóng và chốt hạ thủy, giúp người dùng di chuyển, kéo/đẩy thiết bị từ vị trí này sang vị trí khác một cách dễ dàng.
Nguyên lý hoạt động của bàn nâng thủy lực
Như vậy trên đây ta đã hiểu hơn bàn nâng thủy lực là gì cũng như cấu tạo bàn nâng thủy lực. Tiếp theo trong phần này, hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị một cách chi tiết nhất.
Bàn nâng thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý của lực đẩy thủy lực để nâng hạ hàng hóa. Trong cấu tạo bàn nâng thủy lực, các bộ phận như: bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, van điều khiển,... sẽ hoạt động kết hợp để thiết bị có thể vận hành. Cụ thể:
-
Đầu tiên, bơm thủy lực sẽ hoạt động để đẩy chất lỏng thủy lực (thường là dầu thủy lực) từ bình chứa vào đường ống. Chất lỏng tiếp tục được truyền qua van điều khiển để điều chỉnh lại lượng dầu cho phù hợp với tải trọng bàn nâng.
-
Khi van điều khiển được kích hoạt, chất lỏng thủy lực sẽ được đưa vào xi lanh thủy lực, tạo ra một lực nén để đẩy piston lên. Lúc này, bộ khung nâng được kích hoạt và đẩy mặt bàn nâng lên cao.
-
Khi van điều khiển được bật ngược trở lại, chất lỏng thủy lực sẽ được hồi về bình chứa. Phần khung nâng cùng được thu lại và mặt bàn từ từ hạ dần về vị trí mong muốn.
Hàng hóa sau khi được đặt lên mặt bàn nâng thủy lực có thể di chuyển dễ dàng nhờ hệ thống bánh xe linh hoạt.
Bàn nâng thủy lực gồm những loại nào?
Bàn nâng thủy lực hiện nay đang được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, cấu tạo bàn nâng thủy lực các loại cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Một vài tiêu chí phân loại bàn nâng hạ thủy lực như sau:
Phân loại theo cách vận hành
Phân loại bàn nâng theo cách thức vận hành, ta có:
Bàn nâng thủy lực bằng tay: Loại này vận hành nhờ vào lực đạp của chân để kích nâng và đưa hàng hóa lên cao. Khi muốn hạ xuống, người dùng chỉ cần dùng tay vặn mở van xả. Bàn nâng tay thủy lực thường được dùng tại các xưởng cơ khí, nhà vườn hoặc trang trại nhỏ.
Bàn nâng thủy lực điện: Loại này hoạt động nhờ vào hệ thống điện tự động, giúp nâng hạ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là lựa chọn phù hợp cho các nhà xưởng, xí nghiệp lớn, có nhu cầu di chuyển hàng hóa tải trọng cao. Bàn nâng điện được chia thành 2 loại:
-
Bàn nâng thủy lực điện cố định: được lắp đặt tại 1 vị trí cố định. Chiều cao nâng tối đa lên đến 10m, tải trọng nâng lớn có thể lên đến vài tấn.
-
Bàn nâng thủy lực điện di chuyển: có thể di chuyển linh hoạt từ vị trí này đến vị trí khác. Phù hợp nâng hạ các hàng hóa trọng lượng không quá lớn (chỉ khoảng 150kg, 200kg, 300kg) trong quãng đường di chuyển ngắn.
Phân loại theo tải trọng nâng
Cùng với nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng, các thiết bị bàn nâng thủy lực cũng được sản xuất với nhiều tải trọng khác nhau. Với nhu cầu nâng hạ hàng hóa không quá lớn, người dùng có thể chọn các loại bàn nâng 150kg, 200kg, 300kg, 350kg,... Riêng với các nhà máy, xưởng sản xuất, lắp đặt có nhu cầu nâng hạ hàng tải trọng nặng, các loại bàn nâng 500kg, 700kg, 800kg, 1000kg, 2000kg, 3000kg,... sẽ là phù hợp.
Những lưu ý khi sử dụng bàn nâng thủy lực
Để quá trình sử dụng bàn nâng thủy lực được hiệu quả và an toàn, người dùng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
-
Thông số kỹ thuật và cấu tạo bàn nâng thủy lực sẽ có sự khác biệt nhất định được quy định bởi nhà sản xuất. Do vậy, khi vận hành thiết bị để nâng hạ hàng hóa, người dùng cần đảm bảo khối lượng hàng hóa không vượt quá tải trọng định mức của thiết bị. Điều này giúp đảm bảo khung nâng không bị cong, nghiêng gây nguy hiểm đến hàng hóa lẫn người sử dụng.
-
Nên lưu ý không đặt hàng hóa lệch sang một bên để tránh sự cố trong quá trình di chuyển.
-
Khi di chuyển bàn nâng đến vị trí mong muốn, cần mở chế độ hãm hoặc cố định bánh xe để tránh tình trạng hệ thống bàn nâng bị đổ về phía trước hoặc phía sau, gây ra sự cố không mong muốn.
-
Cần có lịch kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị định kỳ (thường tối thiểu 1 năm/lần).
Lời kết
Như vậy, Cơ Khí Hoàng Quân đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn bàn nâng thủy lực là gì, phân loại và cấu tạo bàn nâng thủy lực cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu tư vấn về sản phẩm bàn nâng các loại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tốt nhất!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ HOÀNG QUÂN
Địa chỉ: 288/19 Dương Đình Hội, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0975 953 774
Email: hoangquandona@gmail.com